CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy
An Lão: Chuyển biến tích cực sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI
Thứ ba 01/06/2021 08:48
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị “về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả tích cực. Mạng lưới trường lớp được phát triển đồng bộ ở các cấp học, ngành học. Giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở phát triển ổn định, giáo dục thường xuyên được duy trì. Các điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế chính sách ưu tiên đối với đội ngũ nhà giáo… ngày càng đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Huyện đã tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 75 phòng/75 lớp, trong đó có 63 phòng học kiên cố, chiếm tỷ lệ 82,9%. Các trường đều có khu vệ sinh được xây dựng khép kín; có khu vui chơi, khu vận động, có tường rào, cổng ngõ, cơ sở trường, lớp học ngày càng được xây dựng kiên cố, đúng quy định; đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đảm bảo theo bộ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hàng năm được trang bị bổ sung đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà trường; trang bị hệ thống máy Kismart, tivi, đầu CD cho mỗi lớp học để trẻ làm quen với tin học, ngoại ngữ. Toàn huyện có 03/10 trường mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia (tăng 02 trường so với năm học 2010 - 2011). Năm 2014, huyện An Lão đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; đến nay tiếp tục được củng cố, duy trì và có bước phát triển. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, tăng 09 xã so với năm học 2010 - 2011.

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được củng cố, duy trì. Đến nay, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 92,6%; số trẻ 11 tuổi đang học tiểu học đạt 7,94%; số trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,3%; 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Đối với công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Toàn huyện có 7/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, đạt tỷ lệ 70%; 3/10 xã, thị trấn đạt chuẩn chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, chiếm tỷ lệ 30%; số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 88,26%; số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ 77,41%; thanh thiếu niên khuyết tật trong độ tuổi 11 - 18  được tiếp cận giáo dục đạt tỷ lệ 97,44 %.

Công tác xóa mù chữ và chống mù chữ luôn được quan tâm, đặc biệt mở rộng đối tượng xóa mù chữ cho người lớn và đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1998, An Lão hoàn thành công tác chống mù chữ. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, vận động các đối tượng, nhất là đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi, chống bỏ học, đến việc lồng ghép dạy xóa mù chữ; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở các xã vùng cao. Đến nay, toàn huyện tỷ lệ trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 99,98%.

Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Hiện nay, tỷ lệ học sinh vào trung học phổ thông đạt 91%; bổ túc trung học phổ thông kết hợp với học nghề đạt 5%; trung học chuyên nghiệp khoảng 1%; tham gia học các loại hình và hệ đào tạo khác hoặc lao động sản xuất khoảng 3%; tỷ lệ học sinh vào học các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có xu hướng tăng.

Huyện An Lão phấn đấu đến năm 2030 đạt

1. Kết quả đạt được 

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền về phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được chú trọng thực hiện. Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp hoạt động khá hiệu quả. Ngành Giáo dục - Đào tạo làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tốt với các ban, ngành địa phương và các lực lượng xã hội khác trong thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục.

-  Công tác quy hoạch mạng lưới trường học được chú trọng, cơ bản hoàn thành theo lộ trình đề ra. Các hoạt động đổi mới dạy học bước đầu đạt kết quả khích lệ. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, giáo dục mũi nhọn đạt thành tích cao. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng đi vào chiều sâu.  

- Việc huy động các nguồn lực cho củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học, cấp học khá hiệu quả. An Lão đạt chuẩn PCGDMNTE5T năm 2014; đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 năm 2018; đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 năm 2018; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 năm 2018. Công tác PCGD, XMC đạt kết quả ngày càng bền vững; công tác phân luồng sau THCS có chuyển biến tích cực. 

- Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên đảm bảo theo quy định.

2. Một số hạn chế, yếu kém

  - Cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, nhất là ở vùng cao. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gặp nhiều khó khăn về nguồn lực. 

- Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các vùng. Đổi mới giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống chưa được quan tâm đúng mức. Một số đơn vị tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến trường chưa cao; vẫn còn trường có nhiều điểm trường, quá tải ở bậc học mầm non tại một số trường; cấp THCS còn nhiều xã chưa đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 3. Công tác phân luồng học sinh sau THCS còn khó khăn, chưa đạt kế hoạch. 

- Công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp khó khăn, nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bất cập về cơ cấu, chất lượng không đồng đều, ngại đổi mới, chưa quan tâm đúng mức đến công tác tự bồi dưỡng. 

3. Nguyên nhân 

3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, quán triệt và tổ chức thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo. Tập trung quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chỉ thị số 10-CT/TW.

- Cơ quan chuyên môn đã bám sát nhiệm vụ chính trị, đặc điểm của từng địa phương để tham mưu tích cực, sát đúng và hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền về công tác PCGD, XMC; tập trung đổi mới công tác quản lý giáo dục.  

- Sự quan tâm, phối hợp tích cực của các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phát huy tốt quan điểm xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn giáo dục của địa phương. Chế độ tiền lương và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo được quan tâm hơn.

- Sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh toàn ngành, của Đảng bộ, nhân dân và toàn xã hội.

  3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

   - Nhận thức của một số địa phương, nhà trường về vai trò, vị trí của giáo dục - đào tạo nói chung còn hạn chế; sự chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa sâu sát, kịp thời, hiệu quả chưa cao.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác phổ cập giáo dục chưa tương xứng, việc quy hoạch tổng thể và chi tiết trường, lớp ở một số địa phương còn chậm.

- Đổi mới công tác quản lý chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, đổi mới phương pháp dạy học còn lúng túng, chưa khoa học.

- Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa chặt chẽ, đồng bộ. Một số đơn vị, ban, ngành, địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chưa ưu tiên thỏa đáng cho công tác PCGD, XMC; sự quan tâm của phụ huynh, nhân dân ở một số địa phương còn hạn chế; phong trào xã hội hóa giáo dục chưa thực sự mạnh.

- Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.

4. Bài học kinh nghiệm

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, khơi dậy huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa là yếu tố có tính quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và giải pháp Chỉ thị đề ra. Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đồng thời cụ thể hóa bằng các văn bản sát đúng, kịp thời, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để tổ chức thực hiện.

- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa công tác PCGD, XMC, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp, toàn dân quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Thường xuyên phát động và đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua trong ngành giáo dục - đào tạo, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng giáo dục mũi nhọn.  

- Tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, tận tụy với học sinh.

- Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kiểm định công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại các đơn vị cơ sở. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

- Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, tiến hành sơ kết, tổng kết đúng kỳ hạn nhằm đánh giá sát đúng thực trạng, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị. Thường xuyên làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, vì mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo.

  Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn PCGD, XMC bền vững, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3, tăng cường công tác phân luồng sau THCS.

100% số đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; - Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T trong những năm tiếp theo, trong đó:

+ 100% đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn và nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T.

+ Huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%; huy động trẻ nhà trẻ đạt trên 35%;  100% trẻ em được học bán trú. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 98% trở lên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 5,0%, thể thấp còi dưới 5,0%.

100% số đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 năm 2025. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp từ 10 - 15%. Duy trì chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, trong đó 100% số xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; có ít nhất 99,5% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

Thúy Nhi