CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Mặt trận và các đoàn thể
Hội Nông dân tỉnh
Thứ sáu 03/01/2020 16:10

BAN THƯỜNG VỤ HỘI NÔNG DÂN TỈNH, NHIỆM KỲ 2023-2028

1. Nguyễn Văn Trượng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

2. Đỗ Thiện Chế - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

3. Lê Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

4. Trịnh Minh Vương - Trưởng ban Xây dựng hội Hội Nông dân tỉnh

5. Nguyễn Thị Cẩm Thúy - Chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh

6. Nguyễn Văn Đức - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân tỉnh

7. Nguyễn Phước Công - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Hoài Nhơn

8. Phan Đình Hòa - Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Chức năng, nhiệm vụ

1. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh

BCH Hội Nông dân tinh là cơ quan lãnh đạo của Hội Nông dân tỉnh giữa 2 kỳ Đại hội, có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Hội và phong trào Nông dân trong toàn tỉnh, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XV của Hội Nông dân tỉnh, Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Hội Nông dân Việt Nam, các Nghị quyết của BCH Trung ương Hội, Điều lệ Hội và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhât là những chủ trương có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ của BCH Hội Nông dân tỉnh từng thời gian (6 tháng, năm).

- Sơ kết, tổng kết công tác lành đạo, chỉ dạo việc thực hiện Nghị quyết TW Hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh theo dịnh kỳ 6 tháng, 1 năm và khi kết thúc nhiệm kỳ.

- Quyết định việc chuẩn bị nội dung, nhân sự và thời gian triệu tập Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh klioá XVI.

2.  Nhiệm vụ, quyền hạn của BTV Hội Nông dân tỉnh.

BTV Hội Nông dân tỉnh thay mặt BCH lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Hội Nông dân tỉnh giữa 2 kỳ Hội nghị BCH, có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, các chủ trương đường lối của Đàng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đạì hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ XV và các nghị quyết của BCH Hội Nông dân tỉnh.

- Quyết định những vấn dề thuộc phạm vi, quyền hạn của BTV tỉnh Hội, ban hành các văn bản theo thẳm quyền để chỉ đạo và hướng dẫn Hội Nông dân các cấp hoạt động có hiệu quả.

- Báo cáo tình hình hoạt động và chương trình công tác của Hội theo định kỳ hoặc đột xuất cho Tỉnh uỷ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và thông báo cho Uỷ viên BCH và cho Hội cẩp dưới theo quy định.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội. Quyết định các van đề về tổ chức bộ máy và cán bộ thuộc phạm vi quyền hạn của BTV Hội Nông dân tỉnh.

- Lãnh đạo và chỉ đạo Đại hội hết nhiệm kỳ của các huyện, thị, thành Hội và các cơ sở Hội trong tỉnh.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp BCH; chuẩn bị nội dung, nhân sự cho BCH trình Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh khi hết nhiệm kỳ.

3. Văn phòng

* Chức năng:

- Tham mưu giúp Ban Chấp hành, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan tổ chức điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo. Thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh. Tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác thi đua - khen thưởng.

- Phục vụ các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

- Quản lý tài sản, tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các Ban tỉnh Hội.

* Nhiệm vụ

 - Tham mưu công tác thông tin, tổng hợp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác văn thư, lưu trữ; công tác thi đua, khen thưởng. Soạn thảo, thẩm định thể thức các loại văn bản trước khi trình ký và phát hành; tổ chức in, sao và phát hành văn bản. Quản lý và sử dụng con dấu cơ quan đúng quy định.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thực hiện các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, các công việc cụ thể theo sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

- Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan, Quy chế dân chủ của cơ quan, Quy định về thi đua, khen thưởng, Quy định xây dựng cơ quan đảm bảo an ninh trật tự của cơ quan.

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của cơ quan; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Thường vụ, Thường trực, Thủ trưởng cơ quan và hoạt động thường xuyên của các ban tỉnh Hội theo quy định.

- Tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lĩnh vực được phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

4. Ban Xây dựng hội

* Chức năng:

- Tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan về công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ cơ quan; xây dựng, củng cổ hệ thống tổ chức Hội các cấp; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong hệ thống Hội, cơ quan Hội Nông dân tỉnh..

- Tham mưu giúp việc Ban Thường vụ về công tác trợ giúp pháp lý, công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.

- Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh; công tác dân tộc, tôn giáo.

* Nhiệm vụ:

- Tham mưu Đảng đoàn, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan kế hoạch về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ Hội, trong đó tập trung: tuyển chọn, bố trí, xắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, đề bạt, quản lý cán bộ; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan.

- Tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp.

- Tham mưu giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

- Tham mưu nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Hội …, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thổng cách mạng, chính trị, tư tưởng, văn hóa và nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên để tham mưu giải pháp kịp thời.

- Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh ở nông thôn, biên giới, biển đảo. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn nông thôn.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nội dung và giải pháp về công tác dân tộc, tôn giáo.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia ý kiến phản biện các văn bản dự thảo khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu, đề nghị.

- Tham mưu cho Thường trực chỉ đạo việc thực hiện Quy định về đánh giá, phân loại cán bộ,công chức, người lao động cơ quan hàng quý, năm.

- Phối hợp với các ban, văn phòng kiểm tra việc triển khai các chương trình, dự án của Hội theo quy định.

- Thực hiện công tác văn phòng của Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh.

- Quản lý và phát triển Website của Hội Nông dân tỉnh, Bản tin Nông dân Bình Định; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để giới thiệu các hoạt động của Hội, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo và Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên…

- Hướng dẫn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng trong cán bộ, hội viên nông dân.

- Tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lĩnh vực được phân công.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

5. Ban Kinh tế - Xã hội

* Chức năng:

- Tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phát động và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội.

- Đề xuất, kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dân số, gia đình; chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.    

- Tham mưu phối hợp và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hoạt động nghiệp vụ của Quỹ HTND tỉnh theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND ban hành kèm theo Quyết định số 908-QĐ/HNDTW ngày 15/5/2011 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và gắn với hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội. Do vậy, trong quá trình sắp xếp, tổ chức, bộ máy, cán bộ cần quan tâm bố trí cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đảm bảo cho hoạt động của Quỹ HTND.

* Nhiệm vụ:

- Tham mưu với Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, với các sở, ban, ngành để phát triển kinh tế nông nghiệp và các vấn đề xã hội ở nông thôn.

- Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ và phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể để xây dựng các chưong trình, kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án, dự án về xã hội, dân số, gia đình như: xóa đói, giảm nghèo, ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng chống lao, giáo dục nâng cao nhận thức và bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội ở nông thôn,...

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức phong trào nông dân thi đua sản   xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo quốc phòng - an ninh.

- Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Xây dựng các mô hình công tác xã hội, dân số, gia đình, tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân thuộc lĩnh vực xã hội, dân số, gia đình.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nông dân tỉnh.