CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tài liệu tuyên truyền
Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2022): Bến Nhà Rồng - nơi khởi đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân
Thứ sáu 03/06/2022 18:20

Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, được kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành đã sớm hình thành quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu nước, cứu dân. Sau khi nghiên cứu con đường cứu nước của các phong trào yêu nước trước đó, với sự nhạy cảm chính trị của một trí tuệ thiên tài, Người đã có một sự lựa chọn đầy dũng cảm, hoàn toàn khác biệt với các bậc tiền bối, là sang Pháp, sang phương Tây, đến tận “sào huyệt” của kẻ thù để xem xét họ làm ra sao, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình.

Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 05/6/1911, tại Bến Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba, khi đó mới 21 tuổi, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, đã khởi hành sang Pháp, ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bến Nhà Rồng trở thành điểm khởi đầu trên con đường cách mạng của Người, nơi mở ra cuộc hành trình của ý chí, niềm tin và khát vọng kiếm tìm con đường để cứu nước, giải phóng dân tộc, cũng là cuộc hành trình hướng về những giá trị nhân văn cao cả, vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và dân tộc trong tương lai.

Suốt 30 năm bôn ba qua nhiều quốc gia, Người trải qua rất nhiều công việc, thông qua hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời qua việc tìm hiểu, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản, Cách mạng Tháng Mười Nga… Người cho rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. của V.I.Lênin. Cũng từ đây, Người trở thành người cộng sản Việt “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” Tháng 7/1920, Người đọc được tới Hội nghị Véc-xây. “Yêu sách của nhân dân An Nam” Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Sau đó, tháng 6/1919, thay mặt Hội Những người yêu nước Việt Nam, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản Nam đầu tiên và từng bước truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, làm chuyển biến về chất phong trào cách mạng trong nước, mà biểu hiện tập trung nhất, chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930).

đúng đắn, ngày 28/01/1941 Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện khát vọng đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8, Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Hội nghị chỉ rõ “sau khi đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộcNam dân chủ mới...”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Dù Người đã đi xa, nhưng Đảng ta, dân tộc ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, xây dựng thành công Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

          Ngọc Hiền

Các tin liên quan