Ban hành Hướng dẫn rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng
Thứ ba 13/08/2019 14:27
Thực hiện Kế hoạch 49-KH/TU ngày 12-4-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21-2-2019 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Hướng dẫn số 21-HD/BTCTU ngày 26-4-2019 rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 28-CT/TW ngày 21-2-2019 của Ban Bí thư về việc nâng cao chất lượng đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định khảo sát công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ phường Nhơn Hòa, TX. An Nhơn theo Kế hoạch số 49-KH/TU thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW.
Nhận diện những đảng viên không còn đủ tư cách
Căn cứ Điểm 4 của Chỉ thị 28-CT/TW, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã gợi ý nhận diện những đảng viên cần được xem xét tư cách như sau:
(1) Tự ý bỏ sinh hoạt đảng, không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng và đã được chi bộ, cấp ủy nhắc nhở, giáo dục nhưng không sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.
(2) Tự ý trả thẻ đảng viên, hủy thẻ đảng viên hoặc dùng thẻ đảng viên để cầm cố vay tiền hoặc tài sản.
(3) Không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
(4) Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hoặc "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
(5) Không thực hiện đúng chế độ chuyển sinh hoạt hoặc đã chuyển sinh hoạt đảng nhưng không nộp hồ sơ cho tổ chức đảng có thẩm quyền trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
(6) Giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau 12 tháng phấn đấu không tiến bộ.
(7) Hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên hoặc bị chi bộ, cấp ủy có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp.
(8) Thiếu gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vô ý thức kỷ luật nhiều lần, uy tín trong nhân dân thấp.
Thực hiện rà soát, sàng lọc đảng viên
Hướng dẫn số 21 nêu rõ trách nhiệm của chi bộ, cấp ủy đảng các cấp và với đảng viên trong việc rà soát, sàng lọc đảng viên như sau:
Đối với chi bộ: (1) Phải thường xuyên thực hiện tốt việc quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ. (2) Tăng cường công tác quản lý, giám sát đảng viên; qua sinh hoạt chi bộ hằng tháng, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và qua phản ánh của các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân kịp thời phát hiện những đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách cần phải xem xét, đưa ra khỏi Đảng. (3) Định kỳ 6 tháng, 1 năm, các chi ủy, chi bộ nghiêm túc rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên ngay từ các chi bộ; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách. Khắc phục triệt để tình trạng dễ dãi, nể nang, né tránh trong công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Đối với cấp ủy đảng các cấp: (1) Cấp ủy đảng cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thực hiện việc rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. (2) Chỉ đạo mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua giám sát và hoạt động tiếp xúc đối thoại với nhân dân để phát hiện những đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách cần phải xử lý, sàng lọc.
Đối với đảng viên: (1) Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII); Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (2) Phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. (3) Tích cực phát hiện đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách đảng viên, kịp thời báo cáo, phản ánh với chi bộ, cấp ủy để rà soát, sàng lọc. Trình tự xem xét, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng đối với các trường hợp 1, 2, 3, 4, 5 ở phần nhận diện đảng viên không còn đủ tư cách nêu trên thì chi bộ, cấp ủy có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.
Đối với các trường hợp khác, thực hiện Quy trình 5 bước: (1) Chi bộ, cấp ủy cơ sở gặp đảng viên để giáo dục, phân tích cho đảng viên thấy rõ những sai phạm, khuyết điểm của mình. (2) Yêu cầu đảng viên viết kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ; xây dựng cam kết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục những sai phạm, khuyết điểm; định thời gian sửa chữa từ 6 tháng đến một năm. (3) Phân công cấp ủy viên, đảng viên giúp đỡ, theo dõi đảng viên sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. (4) Hằng tháng, chi bộ kiểm điểm việc thực hiện cam kết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục sai phạm, khuyết điểm của đảng viên. (5) Khi hết thời gian sửa chữa, chi bộ đánh giá kết quả sửa chữa, khắc phục của đảng viên.
Hướng dẫn số 21 cũng nêu rõ về thủ tục, thẩm quyền xóa tên đảng viên trong danh sách và đảng viên xin ra khỏi Đảng. Đồng thời, về tổ chức thực hiện, đến ngày 31-5-2019 các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh Bình Định tiến hành một đợt rà soát đội ngũ đảng viên, qua đó sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách. Tổng hợp báo cáo việc rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng về Ban Tổ chức Tỉnh ủy trước ngày 10-6-2019 để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Trung ương.
Với việc ban hành Hướng dẫn số 21-HD/BTCTU, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã cụ thể hóa Chỉ thị 28-CT/T ngày 21-2-2019 của Ban Bí thư, thực hiện việc rà soát, sàng lọc đảng viên, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Căn cứ Điểm 4 của Chỉ thị 28-CT/TW, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã gợi ý nhận diện những đảng viên cần được xem xét tư cách như sau:
(1) Tự ý bỏ sinh hoạt đảng, không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng và đã được chi bộ, cấp ủy nhắc nhở, giáo dục nhưng không sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.
(2) Tự ý trả thẻ đảng viên, hủy thẻ đảng viên hoặc dùng thẻ đảng viên để cầm cố vay tiền hoặc tài sản.
(3) Không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
(4) Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hoặc "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
(5) Không thực hiện đúng chế độ chuyển sinh hoạt hoặc đã chuyển sinh hoạt đảng nhưng không nộp hồ sơ cho tổ chức đảng có thẩm quyền trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
(6) Giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau 12 tháng phấn đấu không tiến bộ.
(7) Hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên hoặc bị chi bộ, cấp ủy có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp.
(8) Thiếu gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vô ý thức kỷ luật nhiều lần, uy tín trong nhân dân thấp.
Thực hiện rà soát, sàng lọc đảng viên
Hướng dẫn số 21 nêu rõ trách nhiệm của chi bộ, cấp ủy đảng các cấp và với đảng viên trong việc rà soát, sàng lọc đảng viên như sau:
Đối với chi bộ: (1) Phải thường xuyên thực hiện tốt việc quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ. (2) Tăng cường công tác quản lý, giám sát đảng viên; qua sinh hoạt chi bộ hằng tháng, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và qua phản ánh của các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân kịp thời phát hiện những đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách cần phải xem xét, đưa ra khỏi Đảng. (3) Định kỳ 6 tháng, 1 năm, các chi ủy, chi bộ nghiêm túc rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên ngay từ các chi bộ; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách. Khắc phục triệt để tình trạng dễ dãi, nể nang, né tránh trong công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Đối với cấp ủy đảng các cấp: (1) Cấp ủy đảng cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thực hiện việc rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. (2) Chỉ đạo mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua giám sát và hoạt động tiếp xúc đối thoại với nhân dân để phát hiện những đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách cần phải xử lý, sàng lọc.
Đối với đảng viên: (1) Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII); Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (2) Phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. (3) Tích cực phát hiện đảng viên có biểu hiện vi phạm tư cách đảng viên, kịp thời báo cáo, phản ánh với chi bộ, cấp ủy để rà soát, sàng lọc. Trình tự xem xét, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng đối với các trường hợp 1, 2, 3, 4, 5 ở phần nhận diện đảng viên không còn đủ tư cách nêu trên thì chi bộ, cấp ủy có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.
Đối với các trường hợp khác, thực hiện Quy trình 5 bước: (1) Chi bộ, cấp ủy cơ sở gặp đảng viên để giáo dục, phân tích cho đảng viên thấy rõ những sai phạm, khuyết điểm của mình. (2) Yêu cầu đảng viên viết kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ; xây dựng cam kết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục những sai phạm, khuyết điểm; định thời gian sửa chữa từ 6 tháng đến một năm. (3) Phân công cấp ủy viên, đảng viên giúp đỡ, theo dõi đảng viên sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. (4) Hằng tháng, chi bộ kiểm điểm việc thực hiện cam kết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục sai phạm, khuyết điểm của đảng viên. (5) Khi hết thời gian sửa chữa, chi bộ đánh giá kết quả sửa chữa, khắc phục của đảng viên.
Hướng dẫn số 21 cũng nêu rõ về thủ tục, thẩm quyền xóa tên đảng viên trong danh sách và đảng viên xin ra khỏi Đảng. Đồng thời, về tổ chức thực hiện, đến ngày 31-5-2019 các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh Bình Định tiến hành một đợt rà soát đội ngũ đảng viên, qua đó sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách. Tổng hợp báo cáo việc rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng về Ban Tổ chức Tỉnh ủy trước ngày 10-6-2019 để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Trung ương.
Với việc ban hành Hướng dẫn số 21-HD/BTCTU, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định đã cụ thể hóa Chỉ thị 28-CT/T ngày 21-2-2019 của Ban Bí thư, thực hiện việc rà soát, sàng lọc đảng viên, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Các tin liên quan