Bộ Y tế vừa có Công văn số 2668/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ:
Chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Công gô, Sierra Leone và Nam Sudan.
Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; phối hợp với các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.
Chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại
bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970 tại Theo Bộ Y tế,
Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chủng Tây Phi và có đặc điểm giống chủng virus lây truyền từ Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây. Từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022, tính đến ngày 21/5/2022, trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh, 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Thanh Sang