Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; đề cập đến mối liên hệ giữa sử dụng, trồng cây thuốc lá và đói nghèo, kêu gọi cộng đồng bỏ thuốc lá để tăng chi cho thực phẩm.
Thuốc lá làm bạn tốn tiền và phải trả giá bằng sức khoẻ
Theo WHO, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói. Sử dụng thuốc lá dẫn đến các bệnh mãn tính điều trị tốn kém và tử vong sớm, gây gánh nặng tài chính cho các gia đình. Sử dụng thuốc lá gây ra nạn đói và mất an ninh lương thực vì nguồn lực lẽ ra nên chi tiêu cho thực phẩm thì lại bị chuyển sang chi tiêu cho thuốc lá và chi trả việc khám, chữa các căn bệnh do thuốc lá gây ra.
Theo WHO, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên; mỗi năm trên toàn cầu có hơn 8 triệu người chết do thuốc lá gây ra.
Đặc biệt, những năm gần đây, ngoài thuốc lá điếu, tại Việt
Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng các sản phẩm thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút hoặc mất khả năng lao động vì đau ốm và tử vong sớm. Theo ước tính của WHO, tổn thất kinh tế toàn cầu do hút thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD.
Việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng mất an ninh lương thực và đói nghèo. Trên toàn cầu, khoảng 3,5 triệu ha đất được chuyển đổi để trồng cây thuốc lá mỗi năm. 9 trong số 10 quốc gia trồng thuốc lá lớn nhất trên thế giới là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có 4 quốc gia được xác định là bị thiếu lương thực. Nếu đất trồng thuốc lá có thể được sử dụng cho việc trồng cây lương thực sẽ góp phần vào việc thực hiện Mục tiêu thứ 2 của Phát triển bền vững của Liên hợp quốc: “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.
Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.
Tại Việt Nam, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc lá… Nhờ đó, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi từ 15 - 24 giảm từ 26% xuống 13%; ở lứa tuổi học sinh từ 13 - 15 giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022… Tuy vậy, Việt
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2023 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25/5 - 31/5/2023 do Bộ Y tế phát động, hãy bỏ thuốc lá vì sức khỏe bản thân, những người thân của bạn và vì môi trường trong lành.
Thanh Sang