Năm 2022, Ngày Môi trường thế giới (05/6) được phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn.
Thông điệp này cũng tiếp tục nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo động lực cho các nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một trái đất tốt hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.
Năm 2022 có ý nghĩa to lớn, đánh dấu 50 năm kể từ Hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trường con người - Hội nghị Stockholm năm 1972, dẫn đến việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP).
“Chỉ Một Trái đất” cũng là chủ đề trọng tâm của Hội nghị Stockholm cách đây 50 năm, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và luôn mang tính thời sự bởi hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, là không gian cho sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên, nơi có nguồn tài nguyên hữu hạn mà nhân loại phải bảo vệ, gìn giữ.
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, cùng với các cuộc khủng hoảng toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường là hồi chuông cảnh tỉnh con người phải có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cứu lấy Trái đất của chúng ta.
Theo Liên hợp quốc, các hệ sinh thái trên Trái đất đang tiếp tục suy thoái hoặc biến đổi, đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người chạm ngưỡng không thể đảo ngược do sự gia tăng dân số và những áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ hoạt động khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các số liệu do Diễn đàn liên chính phủ Liên hợp quốc về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái công bố cho thấy thực trạng rất đáng quan ngại: 1 triệu trong tổng số 8 triệu loài động, thực vật trên hành tinh đang bị đe dọa tuyệt chủng; mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Theo tính toán, đến năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỷ người, sẽ phải cần tới 3 Trái đất mới đáp ứng được nhu cầu sinh sống của nhân loại, nhưng chúng ta chỉ có một Trái đất. Vì vậy, mỗi quốc gia cần thay đổi ngay thái độ và hành vi ứng xử với thiên nhiên, điều chỉnh cách thức khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, chú trọng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, sinh kế cho người dân.
Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên, Việt
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm nay, Sở Tài nguyên và Môi trường phát động các hoạt động hưởng ứng trên toàn tỉnh như: Mittinh hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa dùng một lần; sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; tổ chức các hội thảo, tọa đàm tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các mô hình, giải pháp phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng; tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;…
Thanh Sang